Phòng vệ sinh là không gian riêng tư nên dù lớn hay nhỏ đều cần phải
được thiết kế để tiện dụng với tất cả thành viên trong gia đình. Vì thế, ngoài việc
trang trí đẹp, không gian trong nhà tắm, nhà vệ sinh nên tạo cảm giác
thoải mái và riêng biệt.
Nếu như theo lối suy nghĩ trước đây, nhà vệ sinh là một nơi kín đáo cần che giấu giống như ở các vùng quê nhà vệ sinh thường được đưa ra góc vườn, thì với lối tư suy hiện đại khi thiết kế nhà tắm kết hợp trong nhà vệ sinh thì thậm chí gia chủ còn muốn khách nhìn thấy. Có một số người nghĩ rằng thiết kế phòng tắm không quan trọng vì nó thường bị hạn chế bởi không gian. Nhưng thực tế kích thước không phải yếu tố duy nhất khiến chúng ta phải bận tâm khi bàn tới thiết kế phòng tắm. Nếu bạn có thiết kế phù hợp, phòng tắm nhỏ cũng sẽ được trang trí dễ dàng. Không hẳn nhà vệ sinh lớn là tốt mà khi thiết kế nhà vệ sinh cần đề cao tính tiện lợi khi sử dụng.
Nếu như theo lối suy nghĩ trước đây, nhà vệ sinh là một nơi kín đáo cần che giấu giống như ở các vùng quê nhà vệ sinh thường được đưa ra góc vườn, thì với lối tư suy hiện đại khi thiết kế nhà tắm kết hợp trong nhà vệ sinh thì thậm chí gia chủ còn muốn khách nhìn thấy. Có một số người nghĩ rằng thiết kế phòng tắm không quan trọng vì nó thường bị hạn chế bởi không gian. Nhưng thực tế kích thước không phải yếu tố duy nhất khiến chúng ta phải bận tâm khi bàn tới thiết kế phòng tắm. Nếu bạn có thiết kế phù hợp, phòng tắm nhỏ cũng sẽ được trang trí dễ dàng. Không hẳn nhà vệ sinh lớn là tốt mà khi thiết kế nhà vệ sinh cần đề cao tính tiện lợi khi sử dụng.
Phòng vệ sinh cho nhà diện tích nhỏ |
Các yếu tố khi thiết kế nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh khi thiết kế cần phải có sự thông thoáng, bố trí thiết bị vệ sinh hợp lý tốt hơn cả là thoáng khí tự nhiên. Để được như vậy, nhà vệ sinh phải có ít nhất một mặt thoáng, tiếp xúc với môi trường bên ngoài hoặc sân trong, giếng trời, lỗ thông tầng... trong nhà. Nhờ đó, điều kiện chiếu sáng cũng được hưởng một cách tự nhiên. Sự thoáng khí này sẽ làm phòng khô ráo, mùi khó chịu lưu thoát, không lẩn quẩn quanh phòng. Trong điều kiện không đủ hay không có mặt tiếp xúc với môi trường bên ngoài, việc thông gió nhân tạo bằng quạt hút là điều cần thiết để đối lưu không khí.
Không gian trong nhà vệ sinh rất quan trọng thế nên trang trí cho nhà
vệ sinh cũng được quan tâm. Có nhiều phong cách trang trí cho nhà tắm
nhà vệ sinh, có thể bố trí nhìn hướng ra sân trong, có tiểu cảnh tạo ra
cảm giác thư thái, sống với môi trường tự nhiên hơn cũng là một ý tưởng.
Nếu phòng hẹp hơn, gạch ốp nên có màu sáng, sạch và thường bố trí
lavabo ở vị trí gần cửa ra vào vì tần suất sử dụng nhiều hơn, sau lavabo
mới đến bồn cầu, khu vực tắm. Trên tấm gương soi ở lavabo nên gắn đèn
bóng sợi đốt hay halogen để bền hơn vì tắt/bật thường xuyên. Khu vực
khác, thời gian sử dụng lâu hơn có thể dùng đèn compact hay neon.
Thiết kế nhà vệ sinh cho nhà diện tích nhỏ |
Vật liệu để xây dựng nhà vệ sinh thường là các loại
vật liệu chống ẩm, chống nước. Gạch lát nền phải là loại gạch chống trơn
trượt. Thiết bị tắm và một số thiết bị đồng bộ khác phải an toàn. Thiết
bị tắm vệ sinh chủ yếu có bồn tắm hoặc phòng tắm vách kính, sen cây, vòi hoa sen, bồn rửa mặt, bồn cầu… Thiết bị đồng bộ có gương trang điểm, giá treo khăn, kệ đựng xà phòng, tay vịn bồn tắm…
Trong phòng tắm vệ sinh tương
đối ẩm ướt vì vậy khi lắp đặt đèn điện, dây điện phải hết sức cẩn thận.
Công tắc phải có hộp bảo vệ an toàn, ổ cắm phải có lớp chống nước. Do
đường dây điện của phòng tắm vệ sinh không được lộ ra ngoài nên phải chú
ý đầu tiên nghĩ đến ở đâu cần có ổ điện, đầu nối. Các thiết bị điện
thường dùng trong gian tắm vệ sinh có bình nóng lạnh, quạt hút gió thông gió,
đèn sưởi, máy giặt… Một điều nữa bạn cần lưu ý khi phải trang điểm
trong phòng tắm thì tuyệt đối không được quên lắp một chiếc đèn
phía trên gương trang điểm. Phía trên phải để lại một ổ cắm dùng để nạp
điện cho dao cạo râu hoặc sử dụng máy sấy tóc.
Một số điều cần tránh khi thiết kế nhà vệ sinh
Nhà
vệ sinh cần phải thông thoáng: Nhà vệ sinh tối và ẩm thấp là điều không
dễ chịu đối với bất cứ người nào. Do đó, khu vực này nên được thiết kế
với nhiều cửa sổ hoặc gắn mái kính để lấy ánh sáng và không khí.
Nên
tránh nhà vệ sinh, phòng tắm nhìn thẳng ra các phòng khác trong nhà như phòng
bếp, phòng khách, phòng ngủ. Bạn không cần thiết phải xây hành lang dài
để chia không gian sống nhưng để tránh bên trong nhà vệ sinh đập vào mắt
khi bước vào ngôi nhà, hãy thiết kế nhà vệ sinh ở khu vực tách biệt với
các phòng khác. Không nên xây
vách ngăn trong nhà vệ sinh để tạo cảm giác rộng rãi, sạch sẽ, và tiện
dụng với người lớn tuổi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét